• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái HàCơ sở y tế0365115116

Khám phụ khoa lần đầu tiên

Khám phụ khoa lần đầu tiên
Điểm trung bình: 3.2 / 5 ( 11 lượt đánh giá )

Khám phụ khoa là một việc làm rất cần thiết đối với phụ nữ, nhất là đối với những người đã có quan hệ tình dục, khám phụ khoa sẽ giúp bạn theo dõi được tình hình sức khỏe sinh sản của mình, đồng thời phát hiện ra các bệnh phụ khoa (nếu có) và sẽ đưa ra kế hoạch điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó cũng có nhiều chị em chưa đi khám phụ khoa bao giờ, nên họ lại lo lắng, chần chừ không biết khám phụ khoa lần đầu tiên sẽ như thế nào? Và cần phải làm những gì trước khi đi khám phụ khoa. Bài viết sau sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về lần khám phụ khoa đầu tiên.

Khám phụ khoa lần đầu tiên

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám phụ khoa

cần chuẩn bị gì trước khi đi khám phụ khoa

Trả lời những câu hỏi

Chắc chắn việc đi khám lần đầu tiên, bạn sẽ được hỏi rất nhiều cầu hỏi về sức khỏe phụ khoa của bạn, bên cạnh đó còn cần thêm thông tin về tiền sử bệnh tật của gia đình...

Bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi trả lời các câu hỏi, nhưng điều quan trọng là bạn cần trả lời đúng những câu hỏi đến từ các bác sĩ

Sắp xếp lịch hẹn

Bạn cần chuẩn bị một lịch hẹn cụ thể, có thể gọi điện hoặc đăng ký khám trước khi đến. Và lịch hẹn ở đây thì bạn nên là người chủ động, nên đặt lịch tránh vào ngày chu kỳ của bạn, vì khi khám phụ khoa có thể sẽ gặp khó khăn cho cả bác sĩ và cho cả bạn (không nên can thiệp khi đang ở chu kỳ kinh)

(Cần nhớ) Không sử dụng các chất tẩy rửa, hay thụt rửa âm đạo trước khi đi khám (ít nhất là trước 24 giờ)

Bạn cần tránh sử dụng các loại kem, thuốc đặt, chất tẩy rửa trước khi khám ví nó có thể che giấu tình trạng của bạn và dẫn đến kết quả xét nghiệm sai 

Lên danh sách những câu hỏi, thắc mắc của bạn

danh sách câu hỏi

Bạn hãy tạo một danh sách các câu hỏi (nếu có) về tất cả những câu hỏi mà bạn đang tò mò hoặc đang lo lắng. Cách tốt nhất là bạn có thể ghi lại vào giấy, hoặc điện thoại vì bạn có thể sẽ quên những câu hỏi khi đi khám (với tâm trạng lo lắng).

Các câu hỏi của bạn có thể bao gồm tất cả các vấn đề về phụ khoa, kinh nguyệt, âm đạo, chảy máu, các tình trạng bất thường nếu bạn đã từng gặp hoặc lo lắng về nó.

Đùng xấu hổ hay ngại ngùng về bất kỳ câu hỏi nào của bạn, các bác sĩ sẽ nghe bạn nói tất cả

Quy trình khám phụ khoa:

Quy trình khám phụ khoa

Hãy sẵn sàng để cung cấp một số thông tin cơ bản

Bác sĩ hoặc y tá sẽ hỏi bạn một số câu hỏi cơ bản (sẽ được ghi lại). Câu trả lời của bạn có thể sẽ có cung cấp được một số thông tin hữu ích cho việc thăm khám của bạn. Sau đây là một vài câu hỏi cơ bản (tham khảo):

- Ngày kinh cuối cùng của bạn là ngày nào?

- Có bị chảy máu trong thời gian gần đây không?

- Ngày kinh (thường xuyên) của bạn

- Có cảm thấy đau đớn trong kỳ kinh nguyệt không? Có thể miêu tả nó được không?

- Bạn đã quan hệ tình dục chưa?

- Có cảm thấy ngứa, khó chịu hoặc đau ở bộ phận sinh dục?

- Tiền sử bệnh tật

- Lần mang thai cuối cùng

- Phương pháp nào giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Bạn có nhiều hơn 1 người bạn tình?

Chuẩn bị để nói về lịch sử khám phụ khoa của bạn.

- Bao gồm cả những tham khám phụ khoa của các bệnh viện, phòng khám trước đó, có các ca phẫu thuật nào trong quá khứ, sảy thai, phá thai...

- Bác sĩ cũng có thể muốn biết về các biện pháp tránh thai bạn đang sử dụng, và sẽ xem nó có bất kỳ tác dụng phụ nào không?

Hãy sắn sàng để cởi đồ

cởi đồ

- Bạn nên mặc quần áo thông thoàng, có thể dễ dàng cởi ra để bác sĩ kiểm tra.

- Có thể bạn sẽ được cấp một chiếc áo (của bệnh viện) trong quá khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm lên một chiếc ghế (hoặc giường bệnh nhân) để chuẩn bị kiểm tra.

- Bạn có thể yêu cầu có một thành viên trong gia đình ở trong phòng khám (để giúp bạn thoải mái, yên tâm hơn trong quá trình khám).

Kiểm tra ngực

- Cho phép các bác sĩ làm một bài kiểm tra ngực (nên yêu cầu bác sĩ nữ nếu bạn ngại), điều này sẽ giúp xác định các dấu hiệu bất thường như cục u... 

- Bác sĩ sẽ dùng tay để kiểm tra ngực của bạn.

Kiểm tra vùng chậu

- Bạn sẽ phải nằm trên một chiếc ghế dài và đặt 2 gót chân (hoặc đầu gối) vào 2 chiếc kiềng kim loại. Sau đó bạn sẽ được yêu cầu di chuyển hông của bạn, cung cấp một góc nhìn tốt cho bác sĩ phụ khoa khi kiểm tra vùng chậu.

- Thả lỏng, hít thở sâu và hãy cố gắng thư giãn. Có thể sẽ khá khó khăn trong lần khám đầu tiên nhưng sẽ dễ dàng hơn cho những lần tiếp theo.

- Đừng ngần ngại, hỏi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về những gì họ đang làm.

Kiểm tra âm đạo

- Bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra bên ngoài của cơ quan sinh dục, nơi họ sẽ đánh giá các bộ phận bên ngoài của âm đạo. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu của sự kích thích, đỏ, xả mụn cóc sinh dục và u nang.

- Kiêm tra bằng mỏ vịt (đối với những người đã có quan hệ tình dục)

+ Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bằng mỏ vịt, vô trùng được đưa vào bên trong âm đạo, sau đó các mỏ vịt sẽ được mở dần dần và cho phép bác sĩ quan sát tình trạng của cổ tử cung

+ Có thể cảm thấy khó chịu khi mỏ vịt được đưa vào, tuy nhiên hầu hết các bác sĩ sẽ làm ấm mỏ vịt, bôi trơn nó để làm cho nó thoải mái hơn.

+ Bác sĩ se kiểm tra cổ tử cung, tìm kiếm bất kỳ bất thường nào có trong cổ tử cung (ngứa, chảy máu...)

Gạc và Pap smear 

- Bác sĩ có thể sẽ lấy một miếng gạc âm đạo để kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục (lậu, chlamydia và mụn rộp).

- Pap smear (Phương pháp kiểm tra giúp nhận biết sớm ung thư cổ tử cung), các bác sĩ sẽ lấy một ích dịch, hoặc tế bào từ cổ tử cung. Chúng sẽ được đưa đến phòng kiểm tra, nơi họ xét nghiệm tế bào ung thư hay tiền ung thư.

- Khi bác sĩ bỏ mỏ vịt ra, âm đạo có thể sẽ bị kích ứng.

Đừng bất ngờ nếu thấy có chảy máu (ít)

chảy máu ít

- Không nhiều nhưng có thể bạn sẽ thấy hiện tượng chảy một ít máu từ âm đạo của bạn.

- Do các dụng cụ khác nhau được đưa vào âm đạo trong thời gian dài (gây bầm tím, chảy máu)

- Điều này cũng giải thích vì sao khi khám phụ khoa luôn có một chiếc khăn chải bên dưới, hoặc một lớp vải (để ngăn chặn máu nhuộm vào ghế, quần áo)

Nhận mặc lại đồ và đặt câu hỏi

- Khi đã kết thúc, bạn sẽ được mặc lại quần áo của riêng bạn. Lúc này, bạn có thể hoàn toàn thoải mái để đưa ra thêm những câu hỏi (bổ sung, phát sinh, không nhớ ra trước đó...)

- Có thể bạn sẽ nhận được một lời để nghị cho việc thăm khám, điều trị hay kiểm tra về các xét nghiệm (xét nghiệm mất khoảng 3-14 ngày)

- Nếu bạn đi khám thai, kết quả thường sẽ được bác sĩ nói cho bạn biết sớm hơn.

- Bạn sẽ được hướng dẫn thông qua các kết quả xét nghiệm, kiểm tra hay trả lời các câu hỏi từ phía bác sĩ

Hy vọng với những thông tin mà bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề Khám phụ khoa lần đâu tiên. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn đọc có thể gọi đến số 0365 115 116 – 0365 116 117 để được các chuyên gia tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

 

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám