Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu đặc thù khi các bé gái bước vào tuổi dậy thì (12-15 tuổi) và kéo dài cho đến khi nữ giới đến tuổi mãn kinh (45-55 tuổi). tùy vào mỗi người mà độ tuổi xuất hiện kinh nguyệt có thể khác nhau.
Vậy bạn đã biết gì về chu kì kinh nguyệt và cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn? Hãy cùng theo dõi nhưng thông tin trong bài viết này để hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt, từ đó có thể chủ động hơn trong cuộc sống của mình nhé!
Tìm hiểu về chu kì kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt được định nghĩa là một tập hợp những thay đổi tự nhiên có tính quy luật xảy ra trong buồng trứng và tử cung, rất cần thiết cho quá trình mang thai, sinh sản. Chu kỳ này hỗ trợ cho việc sản sinh trứng và chuẩn bị môi trường trong tử cung để đón trứng thụ tinh và mang thai.
Mỗi một chu kỳ thông thường kéo dài từ 28-30 ngày, tuy nhiên cũng có các trường hợp kéo dài đến 45 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Đôi khi, chúng lại phụ thuộc vào cả thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi sắp đến ngày hành kinh sẽ có các biểu hiện như nổi mụn trứng cá ở mặt hoặc lưng, đau tức ngực, cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu giận...
Mục đích của việc tính chu kỳ kinh nguyệt
Giúp bạn chủ động rất nhiều trong cuộc sống thường ngày, trong học tập, trong công việc để bạn có thể sắp xếp thời gian hợp lý cho các công việc.
Đặc biệt, tính chu kỳ kinh nguyệt còn có ý nghĩa trong việc hỗ trợ sinh sản, giúp cho các cặp vợ chồng có thể dễ dàng có con theo ý muốn của mình hay phòng chống mang thai hiệu quả.
Quan tâm nhiều:
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của kỳ kinh này cho đến ngày đầu tiên có kinh của kỳ tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc vào thời gian rụng trứng, thông thường trứng thường rụng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, trứng sẽ rụng xuống khi không gặp tinh trùng và thụ tinh. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và được đẩy ra ngoài theo đường âm đạo, quá trình này người ta gọi là hành kinh và thời gian hành kinh thường kéo dài khoảng từ 3-7 ngày.
Căn cứ vào thời gian rụng trứng, người ta chia ra thành từng thời kỳ để có thể tính toán việc có thai hoặc phòng tránh mang thai một cách hiệu quả nhất.
-
Thời kỳ an toàn tương đối: Dùng để chỉ khoảng thời gian từ ngày bắt đầu có kinh đến trước ngày thứ 9 của chu kỳ. Ở thời điểm này, việc tránh thai chỉ mang tính chất tương đối do trứng sắp rụng nhưng nếu quan hệ tình dục mà không áp dụng biện pháp tránh thai thì bạn vẫn có thể mang thai.
-
Thời kỳ nguy hiểm: Thường rơi vào những ngày giữa của chu kỳ, đây là giai đoạn dễ thụ thai nhất bởi vì là quãng thời gian trứng rụng nên nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp phòng tránh thai nào thì tỷ lệ thụ thai khá cao (lên tới 90%). Thời kỳ này thường được tính từ ngày rụng trứng và những ngày giao động trước hoặc sau ngày rụng trứng 5 ngày
-
Thời kỳ an toàn tuyệt đối: Là thời điểm sau khi trứng rụng được trên 1-2 ngày được tính từ lúc kết thúc thời kỳ nguy hiểm. Khi quan hệ vào thời điểm này sác xuất mang thai là rất nhỏ ngay cả khi bạn không dùng biện pháp tránh thai nào.
Ví dụ: Với những phụ nữ vòng kinh 28 ngày, trứng có thể rụng vào ngày thứ 14, tính bắt đầu từ ngày có kinh, là khoảng thời gian từ ngày thứ 10 đến ngày 19 của chu kỳ sẽ là thời kỳ nguy hiểm. Thời gian từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 9 được xem là thời kỳ an toàn tương đối và thời kỳ an toàn tuyệt đối sẽ là từ ngày thứ 20 đến ngày 28.
Một vài câu hỏi thường gặp về chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của mọi người có giống nhau không?
Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người thường không giống nhau bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: cơ địa mỗi người, thói quen ăn uống sinh hoạt, tình trạng sức khỏe, tâm trạng hay các bệnh mà chị em đang mắc phải…
Một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh thường có vòng kinh là 28 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt nhỏ hơn hoặc lớn hơn 5 ngày so với chu kỳ kinh nguyệt chuẩn thì cũng được xem là bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều nên làm gì?
Kinh nguyệt không đều có rất nhiều nguyên nhân, tùy từng nguyên nhân mà chúng ta cần có cách xử lý khác nhau. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra sớm bởi rất có thể bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc mắc các bệnh ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của bạn.
Bài viết bạn quan tâm:
Tại sao tính chu kỳ đúng nhưng vẫn có thai?
Việc tính đúng chu kỳ kinh nguyệt, thời gian trứng rụng đúng nhưng vẫn có thai là một trong những vấn đề khá phổ biến, bởi việc tính toán theo chu kỳ kinh nguyệt chỉ mang tính chất tương đối, việc trứng rụng sớm hoặc rụng muộn, hoặc rụng nhiều hơn 1 cá thể cũng khiến cho những tính toán đều bị vô nghĩa, vì vậy bạn vẫn có thể có thai.
Lời khuyên: Nếu không muốn mang thai, tốt nhất bạn nên sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp phòng ngừa thai an toàn khác khi có quan hệ tình dục.
Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh sẽ như thế nào?
Sau khi sinh, chu kỳ kinh nguyệt không trở lại ngay mà tùy từng trường hợp, có thể trở lại sớm hoặc muộn tùy vào việc chăm sóc con, cho con bú nhiều hay ít, sinh con bằng phương pháp mổ hay sinh con bằng phương pháp tự nhiên.
Thời gian có kinh sau khi sinh với trường hợp không cho con bú thường là 1-3 tháng, trường hợp cho con bú có thể là 6 tháng hoặc lâu hơn. Mặt khác, việc sinh mổ thường có thời gian xuất hiện kinh trở lại sẽ dài hơn sinh thường.
Hy vọng với chia sẻ về chu kỳ kinh nguyệt ngày hôm nay đến từ các bác sĩ và chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp ích được nhiều cho bạn và giúp bạn có thể tính toán và ứng dụng chúng thật tốt trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Nếu bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt hoặc cần biết chi tiết cách tính chu kỳ kinh nguyệt thì có thể gọi đến số 0365.115.116 - 0365.116.117 hoặc click chuột vào khung chat góc bên phải màn hình để được các chuyên gia sản phụ khoa PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.