Chậm kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tuy nhiên chậm kinh ở mức độ nào thì an toàn, bị chậm kinh 2 tháng có sao không? Qua bài viết ngày hôm nay các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Chậm kinh 2 tháng
Để trả lời câu hỏi này các bạn cần hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt là sự bong tróc của thành niêm mạch tử cung khi trứng rụng mà không được thụ tinh và xảy ra hiện tượng có thai. Các lớp niêm mạc tử cung này sẽ bị đẩy ra ngoài để chuẩn bị cho một lớp thành niêm mạc mới ở chu kỳ tiếp theo.
Khi đến tuổi dậy thì cơ thể của các bé gái bắt đầu có sự thay đổi, nội tiết tố nữ gồm Estrogen và Progesterone bắt đầu hoạt động mạnh mẽ, kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên và cơ thể chuẩn bị hoàn thiện các cơ quan sinh sản sẵn sàng cho sự mang thai và sinh nở.
Kinh nguyệt xuất hiện theo chu kỳ thường gọi là chu kỳ kinh nguyệt, một chu kỳ kinh nguyệt thông thường là từ 28-30 ngày tuy nhiên cũng có những trường hợp chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc kéo dài hơn. Chu kỳ kinh nguyệt dao động trong khoản từ 1-5 ngày vẫn được cho là bình thường sự thay đổi này thường là do thói quen ăn uống sinh hoạt không đều đặn hay tâm lý lo lắng gây ra. Kinh nguyệt thường kéo dài trong vòng 3-5 ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài 2-7 ngày điều này phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa cũng như môi trường sống của mỗi chị em.
Nguyên nhân chậm kinh 2 tháng
Bị chậm kinh 2 tháng có sao không? Chậm kinh trong khoảng từ 1-5 ngày được cho là bình thường tuy nhiên trên thời gian này thì bạn cần lưu ý rất có thể bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. Chậm kinh 2 tháng là những biểu hiện không bình thường và trong cơ thể của bạn có sự thay đổi và rối loạn nội tiết tố cũng có thể bị bệnh.
Do mắc các bệnh phụ khoa nữ như viêm tử cung/ cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm nang buồng trứng, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm nhiễm vùng chậu, ung thư buồng trứng… chị em còn xuất hiện các dấu hiệu như đau tức vùng bụng dưới, khi hư có màu ố vàng, xanh lơ mùi hôi hoặc tanh như cá ươn, khi kinh nguyệt xuất hiện có màu đen, vón cục, ra rất ít mỗi ngày một chút và rải rác qua các ngày trong tháng…
Do các nội tiết tố nữ không được tiết ra, hoặc không ổn định do mới bước vào giai đoạn dậy thì các bé gái có thể bị chậm kinh 1-2 tháng sau đó mới xuất hiện trở lại.
Do đến tuổi mãn kinh (khoảng từ 50-55 tuổi) việc rụng trứng không còn, kinh nguyệt không xuất hiện 2 tháng rồi xuất hiện vào 1-2 chu kỳ tiếp theo và biến mất hoàn toàn.
Do việc mang thai, thai nhi được hình thành ở tử cung người phụ nữ kinh nguyệt sẽ biến mất trong suốt thời kỳ mang thai. Chậm kinh 2 tháng cũng có thể là dấu hiệu mang thai nếu bạn có quan hệ tình dục và không dùng các biện pháp phòng tránh thai an toàn.
Chậm kinh ở mức độ nào thì an toàn
Để xác định chậm kinh ở mức độ nào thì an toàn cần căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó các yếu tố về độ tuổi, khả năng nhiễm bệnh, cách ăn uống sinh hoạt rất quan trọng. Thông thường chậm kinh từ 1-5 ngày sẽ nằm trong giới hạn an toàn.
Đối với chậm kinh do độ tuổi ở tuổi dậy thì hay tuổi mãn kinh thường vượt quá thời gian từ 1-5 ngày nhưng nếu không có các biểu hiện lạ khác bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Đối với việc chậm kinh do mang thai mọi phụ nữ đều gặp phải, thông thường chúng sẽ kéo dài đến khi em bé được sinh ra hoặc sau đó 1-3 tháng để tử cung của chị em được phục hồi như trước đây.
Đối với chậm kinh do mắc phải các bệnh phụ khoa thường rất nguy hiểm thời gian chậm kinh thường lớn hơn 5 ngày và có thêm các biểu hiện bất thường.
Nếu bạn bị chậm kinh quá lâu thường từ 10 ngày trở lên bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm không để chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là mất khả năng sinh sản hoặc thụ tinh kém.
Nếu bạn có những thắc mắc hoặc cần tư vấn gì thêm đừng ngại ngần hãy gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0365 115 116 - 0365 116 117 hoặc trực tiếp đến tại phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội chúng tôi sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất.