Rong kinh là gì? Bệnh rong kinh là một hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới nhưng đa số chị em lại có cái nhìn khá “mập mờ”, thiếu hiểu biết về hiện tượng này. Việc nhận thức chưa rõ về mức độ nguy hiểm của hiện tượng rong kinh có thể khiến chị em phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Do vậy, tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức về hiện tượng rong kinh sẽ giúp chị em bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản của mình một cách tốt nhất.
Tìm hiểu chung về hiện tượng rong kinh
Vậy rong kinh là gì?
Rong kinh là hiện tượng hành kinh theo đúng chu kỳ nhưng thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu kinh bị mất đi trong một chu kỳ lớn hơn 80ml thay vì bình thường là 60 – 80ml.
Khi bị rong kinh, chị em còn thấy có một số biểu hiện bất thường khác như máu kinh bị vón cục, máu kinh có màu sắc khác biệt kèm theo hiện tượng đau bụng…
Nguyên nhân gây rong kinh là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh, trong đó phải kể đến như:
- Do rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng rong kinh. Tình trạng này thường gặp ở các bạn gái tuổi dậy thì và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. (cùng với bướu sợi tử cung là 2 nguyên nhân chiếm hơn 80% gây bệnh)
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Việc sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc tránh thai.
- Do bệnh lý: Rong kinh kéo dài có thể là do chị em mắc phải các bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung…
- Nguyên nhân khác: Hiện tượng rong kinh cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như tâm lý căng thẳng, stress kéo dài; do những tổn thương sau hậu phẫu…
Triệu chứng của rong kinh như thế nào?
Chị em có thể nhận biết hiện tượng rong kinh qua một số triệu chứng điển hình sau:
- Số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày thay vì 3 – 5 ngày so với bình thường;
- Lượng máu kinh bị mất đi trong một chu kỳ lớn hơn 80ml;
- Chị em phải thay băng vệ sinh liên tục cả ngày lẫn đêm;
- Xuất hiện các cục máu đông, vón cục lẫn trong máu kinh;
- Đi kèm với hiện tượng rong kinh là cảm giác đau bụng dưới…
- Rong kinh kéo dài có thể gây ra mất máu, thiếu máu nên chị em thường có các triệu chứng mệt mỏi, thở dốc, đau đầu, chóng mặt, mất tập trung…
Bệnh rong kinh có nguy hiểm không?
Hiện tượng rong kinh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn, cụ thể như:
- Gây ra mất máu, thiếu máu: Tình trạng thiếu máu có thể khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, tụt huyết áp…
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm: Vùng kín của chị em luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hay các tác nhân có hại khác xâm nhập vào vùng kín gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa;
- Gây vô sinh – hiếm muộn: Khiến chị em không thể xác định được thời gian rụng trứng, từ đó dễ bỏ lỡ thời điểm vàng để thụ thai. Nguy cơ vô sinh càng tăng cao nếu do mắc phải các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng… mà không có biện pháp điều trị kịp thời;
- Ngoài ra, còn gây ra nhiều phiền toái trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng này còn gây ảnh hưởng đến đời sống “chăn gối” vợ chồng, thậm chí có thể đe dọa đến hạnh phúc gia đình.
Cách điều trị rong kinh như thế nào?
Chẩn đoán và điều trị rong kinh
Để điều trị rong kinh hiệu quả cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của từng người, từ đó mới có thể đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả. Do vậy, khi bị rong kinh chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Siêu âm;
- Thử PAP;
- Làm sinh tiết nội mạc tử cung, kiểm tra ung thư...
- Soi ổ bụng;
- Chụp tử cung vòi trứng X-quang;
- Soi tử cung, cổ tử cung.
Điều trị nội khoa: Những trường hợp rong kinh ở mức độ nhẹ thì có thể dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà bởi điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Điều trị ngoại khoa: Trường hợp rong kinh ở mức độ nặng thì phải tiến hành điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Bài thuốc dân gian chữa trị rong kinh
Để khắc phục hiện tượng rong kinh, chị em có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau:
- Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi: Bạn chuẩn bị một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa sạch rồi đem ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra đem giã nhỏ, vắt lấy một chén uống luôn trong ngày. Mỗi ngà bạn uống khoảng 2 chén nước nhọ nồi vào buổi sáng và buổi trưa sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Chữa rong kinh bằng cây huyết dụ: Dùng khoảng 20 – 25g lá cây huyết dụ tươi đem rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 200ml nước cho đến khi nước cạn còn khoảng 100ml, uống 2 lần trong ngày. Bạn nên kiên trì áp dụng để có hiệu quả tốt nhất.
- Chữa rong kinh bằng cây ngải cứu: Sử dụng ngải cứu 16g, hy thiêm 12g, cỏ hôi 20g, hương phụ chế 10, ích mẫu thảo 12g. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô rồi cho vào nồi sắc với 600ml nước cho đến khi nước trong nồi chỉ còn khoảng 150ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bên cạnh đó, khi bị rong kinh chị em cũng cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung thêm chất sắt để tăng cường sức khỏe…
Lưu ý: Một số bài thuốc dân gian trên đây chỉ có tính chất tham khảo thêm, mọi người nên tham khảo trực tiếp ý kiến từ các bác sĩ để biết được cách điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh rong kinh
Bị rong kinh có quan hệ được không?
Trong thời gian bị rong kinh, chị em không nên quan hệ tình dục bởi khi quan hệ có thể gây ra nhiều tác hại như: Tăng khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, dễ gây tổn thương tử cung…
Rong kinh có cần kiêng gì không?
- Khi bị rong kinh, chị em cần kiêng kị những điều sau để tránh tình trạng bệnh diễn ra trầm trọng hơn;
- Không nên quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh;
- Không sử dụng 1 miếng băng vệ sinh quá 4 tiếng;
- Không nên đấm lưng trong kỳ kinh nguyệt;
- Hạn chế ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ và những đồ uống có ga;
- Không nên làm việc quá sức.
Bị rong kinh sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?
Trường hợp bị rong kinh sau khi uống thuốc tránh thai có thể là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây ra. Trường hợp này, chị em có cảm giác buồn nôn, nôn, tử cung ra máu bất thường…
Rong kinh khi nào thì nên đi khám?
Khi bị rong kinh kéo dài (quá 3 chu kỳ) hoặc khi đã điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, làm việc, đồng thời áp dụng các biện pháp dân gian để điều trị rong kinh mà hiện tượng này vẫn không chấm dứt thì chị em nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những giới thiệu của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà về bệnh rong kinh là gì? Nguyên nhân - triệu chứng và cách điều trị hi vọng sẽ có ích với bạn.