Hầu hết chị em khi bị chậm kinh nguyệt thường bỏ qua và không đi thăm khám, dù không biết nguyên nhân chậm kinh do đâu. thậm chí còn có người nghĩ rằng đây là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em sau này.
Chậm kinh (trễ kinh) thường gặp
Chậm kinh (trễ kinh) là hiện tượng đến kỳ kinh nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện. Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày cuối cùng của kỳ kinh trước cho đến ngày đầu tiên xuất hiện kỳ kinh tiếp theo, thông thường vòng kinh sẽ kéo dài khoảng 28 – 35 ngày, nếu kỳ kinh của bạn kéo dài quá 35 ngày thì có nghĩa là bạn đã bị chậm kinh.
Chậm kinh là hiện tượng khá phổ biến ở chị em phụ nữ, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng chậm kinh có thể gặp từ những bạn nữ mới bắt đầu có kinh cho đến những chị em trong độ tuổi sinh sản và cả những người trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Nguyên nhân chậm kinh nguyệt
Có rất nhiều các nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt mà các bạn không biết hoặc không để ý tới chúng, cứ loay hoay bên câu hỏi tại sao lại bị chậm kinh nguyệt mà không biết rằng nguyên nhân chậm kinh có thể là do khách quan cũng có thể là do chủ quan bởi chính những thối quen sinh hoạt hàng ngày của mình gây ra.
Do đang ở độ tuổi dậy thì
Khi ở độ tuổi dậy thì các nội tiết tố có sự thay đổi và không ổn định đây là nguyên nhân gây ra các rối loạn kinh nguyệt của các bé gái trong độ tuổ dậy thì trong đó có hiện tượng chậm kinh.
Điều này xảy ra ở đao số các bé nên các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì chúng hầu như không ảnh hưởng gì đến các bé. Chúng chỉ ảnh hưởng đến các bé khi các bé đã bước qua tuổi dậy thì và bị mất kinh.
Do mang thai
Khi phụ nữ mang thai tử cung trở thành nơi phát triển của thai nhi vì thế mà kinh nguyệt chậm cho tới khi các bé được ra đời khoảng chừng 1-2 tháng. Việc chậm kinh này xảy ra ở mọi phụ nữ khi mang thai và nó là hiện tượng hết sức bình thường.
Do phải chịu nhiều áp lực và căng thẳng kéo dài
Khi công việc, học tập làm bạn căng thẳng, stress trong một thời gian dài cũng khiến bạn bị chậm kinh nguyệt, thời gian chậm kinh có thể là rất lâu nếu như tâm lý của bạn không được ổn định ngoài ra chúng còn gây ra các rối loạn kinh nguyệt khác như rong kinh, đau bụng, khó thở khi kỳ kinh nguyệt tới.
Do chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống của bạn không hợp lý, ăn thiếu chất, ăn sai giờ gấc hoặc ăn các đồ ăn không đảm bảo an toàn đều gây ra chậm kinh. Uống rượu bia, uống các loại nước uống có chất kích thích như cafe, chè… đều có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh.
Do sử dụng các loại thuốc
Nếu bạn đang bị bệnh sử dụng thuốc chữa trị hoặc sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc tránh thai… thì kinh nguyệt của bạn cũng sẽ chậm hơn so với chu kỳ kinh bình thường.
Do mắc phải một số bệnh phụ khoa
Các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… lại là nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ. Các nguyên nhân này nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và gây vô sinh ở nữ.
Bị chậm kinh nguyệt xử lý thế nào?
Chậm kinh nguyệt là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của chị em sau này. Vì vậy, khi bị chậm kinh chị em cần phải tìm ra cách điều trị càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán nguyên nhân và bệnh lý
- Thử thai: Kiểm tra xác định hoặc loại trừ khả năng mang thai;
- Đo lượng hormone chức năng tuyến giáp;
- Đo lượng hormone kích thích nang trứng;
- Kiểm tra nồng độ hormone prolactin;
- Xét nghiệm nội tiết tố nam.
- Kiểm tra hình ảnh, siêu âm, chụp X-quang, cộng hưởng từ..
Phương pháp để điều trị chậm kinh nguyệt
Nếu chị em bị chậm kinh do tâm lý không ổn định thì bác sĩ sẽ tư vấn giúp chị em ổn định tâm lý hơn, hạn chế những căng thẳng, lo lắng. Khi tâm lý chị em trở nên ổn định hơn thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bắt đầu ổn định trở lại và hiện tượng chậm kinh cũng sẽ được khắc phục.
Trường hợp chị em bị chậm ngày kinh nguyệt do tác dụng phụ của thuốc tránh thai thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tránh thai phù hợp hơn mà không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu nguyên nhân gây chậm kinh là do mắc các bệnh lý phụ khoa thì việc tùy vào từng bệnh lý cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Khi các bệnh lý này được chữa khỏi thì hiện tượng chậm kinh cũng sẽ chấm dứt.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên duy trì những thói quen sau để giúp cho kỳ kinh trở nên ổn định hơn.
- Chế độ ăn uống hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các chất kích thích như café, bia, rượu…
- Chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, không được tự ý thụt rửa âm đạo
- Khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời nếu chẳng may mắc phải một bệnh lý nào đó.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà về “Chậm kinh nguyệt: nguyên nhân và cách khắc phục” sẽ giúp chị em tìm được giải pháp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm chị em có thể gọi đến số 0365 115 116 – 0365 116 117 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.