Nhiều người biết bệnh lậu là một bệnh xã hội nguy hiểm nhưng có lẽ không phải ai cũng biết về nguyên nhân, triệu chứng, những nguy hại của bệnh cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Vậy bệnh lậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh lậu, triệu chứng bệnh lậu ở nam và ở nữ cũng như cách chữa bệnh lậu...
Bài viết dưới đây các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản về bệnh lậu để mọi người có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này, từ đó có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời.
Bệnh lậu là gì?
Theo Wikipedia, bệnh lậu là bệnh xã hội do lậu cầu khuẩn có tên khoa học là “Neisseria gonorrhoeae” gây nên. Bệnh có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó những người trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Bệnh lậu có khả năng lây nhiễm cao và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để có thể ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm do bệnh lậu gây ra thì người bệnh cần có những kiến thức nhất định về bệnh, từ đó có thể sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT:
- Bệnh giang mai - Căn bệnh nguy hiểm
- Bệnh sùi mào gà - Liệu có chữa được?
- Bệnh mụn rộp sinh dục - Chưa có thuốc chữa
Nguyên nhân gây bệnh lậu do đâu?
Bạn có thể bị nhiễm lậu cầu khuẩn và mắc bệnh lậu do những nguyên nhân sau:
Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lậu. Khi có quan hệ tình dục không an toàn (dưới bất kỳ hình thức nào) với người bị nghi là mắc bệnh thì cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Lây truyền qua đường máu: Trong thời gian ủ bệnh, người mắc bệnh lậu sẽ không có triệu chứng điển hình nào nhưng trong máu đã có sự tồn tại của vi khuẩn lậu. Khi đó, nếu bạn nhận máu từ những người này thì cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ mang thai mắc bệnh lậu có thể lây truyền sang cho con thông qua dây rốn và cửa mình của người mẹ.
Do sức đề kháng kém: Những người có sức đề kháng kém thì khi tiếp xúc với các vết thương hở ngoài da hoặc khi sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân của người mắc bệnh cũng có thể mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh lậu như thế nào?
Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới
Nam giới mắc bệnh lậu sẽ có thời gian ủ bệnh là 2 – 7 ngày. Sau khoảng thời gian này, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình sau:
- Tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu buốt, nước tiểu ra nhỏ giọt, nước tiểu đục, có mùi khai nồng;
- Miệng sáo sưng, tấy đỏ, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu;
- Niệu đạo tiết ra dịch nhầy giống như nhựa chuối vào mỗi buổi sáng sớm;
- Khi quan hệ tình dục có cảm giác đau, khó chịu. Người bệnh có thể đau khi xuất tinh hoặc xuất tinh ra máu;
- Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, nổi hạch bẹn.
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
So với nam giới, những triệu chứng của lậu ở nữ giới thường diễn ra âm thầm, kín đáo và khó nhận biết hơn. Chính vì vậy, ở nữ giới thường rất khó xác định được thời gian ủ bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh lậu qua những triệu chứng sau:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, có mùi hôi khó chịu;
- Ngứa ngáy âm đạo, âm hộ;
- Đau vùng bụng dưới, đau rát khi quan hệ tình dục;
- Khí hư ra nhiều, có màu sắc khác lạ, có mùi hôi khó chịu;
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt cao…
Bệnh lậu có nguy hiểm không?
Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:
Ở nam giới: Lậu cầu khuẩn sẽ xâm nhập vào niệu đạo sau, gây ra viêm nhiễm cho toàn bộ niệu đạo. Bệnh còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khác như viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt… từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Ở nữ giới: Bệnh lậu có thể gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm niêm mạc cổ tử cung… và nếu các bệnh lý này kéo dài sẽ dẫn tới vô sinh – hiếm muộn. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai nếu không may mắc phải bệnh lậu thì bệnh sẽ gây ra những tác động xấu cho thai nhi khiến cho thai nhi có thể mắc bệnh ngay trong bụng mẹ.
Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và đe dọa đến hạnh phúc gia đình.
Xét nghiệm bệnh lậu như thế nào?
Xét nghiệm dịch niệu đạo: Vi khuẩn lậu thường xuất hiện ở niệu đạo, do đó bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm dịch niệu đạo trước để xác định có vi khuẩn lậu tồn tại trong niệu đạo hay không. Trước khi bạn đi tiểu, bác sĩ sẽ lấy mủ ở niệu đạo, sau đó tiến hành nhuộm bệnh phẩm và dùng thiết bị y tế soi. Khi soi, nếu vi khuẩn bắt màu với gram âm ở cả trong và bên ngoài bạch cầu đa nhân thì khả năng bạn mắc phải bệnh lậu là rất cao. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm tiếp theo để có kết quả chính xác hơn.
Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu của người bệnh đem đi xét nghiệm, kiểm tra bằng các thiết bị y tế chuyên dụng. Nếu kết quả xét nghiệm trong nước tiểu có chứa vi khuẩn lậu thì rất có thể bạn đang mắc phải căn bệnh xã hội nguy hiểm này.
Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu, sau đó xét nghiệm để xác định trong máu có sự tồn tại của vi khuẩn lậu không. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chẩn đoán được mức độ tổn thương mà vi khuẩn lậu đã gây ra cho người bệnh. Đồng thời, kiểm tra xem cơ thể người bệnh có mắc phải các bệnh lây truyền qua đường dục khác hay không, từ đó đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách điều trị bệnh lậu
Tùy vào mức độ tổn thương cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh, sau khi thăm khám, xác định được bệnh tình bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, bệnh lậu thường được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Điều trị nội khoa: Đối với những trường hợp mắc bệnh lậu cấp tính thì có thể điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu. Thuốc điều trị bệnh lậu được chia thành 2 loại là thuốc uống và thuốc tiêm. Người bệnh cần điều trị đúng thuốc và đủ liều lượng để bệnh mau cải thiện;
- Điều trị bằng phương pháp DHA: Là phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp điều trị này có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Phương pháp điều trị này có nhiều ưu điểm vượt trội như: an toàn, không đau, không gây tổn thương đến các bộ phận khác, điều trị bệnh triệt để, ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh hiệu quả.
Làm như thế nào để phòng tránh bệnh lậu?
Bệnh lậu có thể ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người bệnh, vì vậy việc phòng tránh bệnh là rất cần thiết:
- Cần chung thủy vợ chồng, không quan hệ ngoài luồng với các đối tượng hành nghề mại dâm;
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như bao cao su;
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục;
- Không dùng chung đồ lót và đồ dùng vệ sinh cá nhân với người khác (khăn tắm, bàn chải đánh răng...)
- Nếu phát hiện thấy các triệu chứng, biểu hiện của bệnh lậu thì bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở uy tín, chất lượng;
- Nếu đã mắc bệnh lậu thì không nên/tránh quan hệ tình dục vì sẽ dễ lây sang cho bạn tình.
Một số điều cần lưu ý về bệnh lậu
1. 50% phụ nữ mắc bệnh lậu có thể không có triệu chứng gì cả, trong khi đó 9/10 nam giới có thể sẽ gặp các triệu chứng của bệnh lậu;
2. Một phụ nữ khi mang thai mà mắc bệnh lậu cũng có thể truyền sang con trong khi sinh;
3. Bệnh lậu là bệnh mà bạn không thể tự chữa khỏi bằng thuốc gia truyền hay tự chữa ở nhà;
4. Hầu hết những người bị bệnh lậu ở miệng thường nhầm lẫn với viêm họng hoặc cảm lạnh thông thường. Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, viêm họng do lậu hoặc lậu ở miệng cũng có triệu chứng đau họng, khó chịu khi nuốt, sưng đỏ;
5. Bệnh lậu không được điều trị có thể làm gia tăng nguy cơ mắc HIV. Bệnh lậu có chứa protein cho phép HIV tự nhân lên và lây lan mạnh hơn, virus dễ truyền nhiễm hơn. Nếu xét nghiệm âm tính với HIV nhưng dương tính với bệnh lậu thì bệnh nhân có nguy cơ nhiễm virus cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Lời khuyên từ chuyên gia: Bệnh lậu là một bệnh xã hội nguy hiểm, vì vậy nếu bạn phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh lậu thì hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Hy vọng với những thông tin mà các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh lậu là gì, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời nếu chẳng may mắc phải. Nếu còn có thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ đến số 0365 116 117 để được các chuyên gia tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.