Bệnh giang mai là một bệnh xã hội nguy nguy hiểm, mức độ nguy hiểm của bệnh chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ HIV. Tìm hiểu và nắm rõ các kiến thức về bệnh giang mai là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây nên. Bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ ai cả nam giới lẫn nữ giới, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của người bệnh và là gánh nặng cho sự phát triển của xã hội.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Bệnh sùi mào gà - Triệu chứng & Điều trị
- Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
- Mụn rộp sinh dục - Bệnh chưa có thuốc chữa
Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì?
Bạn có thể mắc bệnh giang mai do những nguyên nhân sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh giang mai. Quan hệ tình dục ở đây bao gồm cả quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn và đường miệng mà không được bảo vệ an toàn.
- Lây truyền qua đường máu: Nếu vô tình nhận máu hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người bị nghi mắc bệnh thì bạn cũng có thể mắc bệnh giang mai.
- Lây truyền qua các vết thương hở: khi bạn vô tình tiếp xúc với các vết thương hở có chứa dịch, máu có chứa khuẩn giang mai thì cũng có thể bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai.
- Lây từ mẹ sang con: Người mẹ khi mang thai mà mắc bệnh giang mai có thể lây nhiễm sang cho con thông qua dây rốn, nước ối.
Biểu hiện của bệnh giang mai là gì?
Theo các chuyên gia phòng khám Thái Hà, những biểu hiện của bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn gồm 3 giai đoạn chính và 1 giai đoạn tiềm ẩn. Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:
Biểu hiện giang mai giai đoạn 1
Sau thời gian ủ bệnh từ 9 – 90 ngày, những triệu chứng của bệnh giang mai trong giai đoạn 1 sẽ bắt đầu bộc phát ra ngoài. Biểu hiện đặc trưng của giai đoạn 1 là sự xuất hiện của săng giang mai.
Thực chất, săng giang mai là những vết loét, màu đỏ, có hình tròn hoặc hình bầu dục, không gây ngứa, gây đau. Ngoài sự xuất hiện của săng giang mai, người bệnh còn bị nổi hạch ở bẹn, cứng, không gây đau đớn cho người bệnh.
Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, da bìu, dương vật. Còn ở nữ giới, chị em có thể phát hiện săng giang mai ở môi lớn, môi bé, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung.
Biểu hiện giang mai giai đoạn 2
Giang mai giai đoạn 2 xuất hiện sau giai đoạn 1 từ 3 - 10 tuần, xuất hiện của những vết nổi mẩn trên cơ thể, gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những vết mẩn này thường không gây ngứa, không gây đau, chúng chỉ là những đốm màu nâu trên da, nếu dùng tay ấn vào sẽ mất. Xuất hiện trong 2 tuần đầu, sau đó các vết mẩn này sẽ mờ dần rồi mất đi.
Ngoài ra, trong giai đoạn này người bệnh còn bị đau cơ, sốt, nổi hạch, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, giảm cân không rõ nguyên nhân và thường kéo dài từ 3 - 6 tuần…
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn bắt đầu khi những biểu hiện của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chấm dứt. Trong giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại trong cơ thể nhưng người bệnh lại không có bất kỳ biểu hiện nào.
Biểu hiện giang mai giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào bên trong cơ thể gây ra củ giang mai, giang mai tim mạch, giang mai thần kinh.
-
Củ giang mai: Xuất hiện sau thời gian ủ bệnh (có thể kéo dài đến 40 năm, trung bình từ 10-20 năm sau khi nhiễm bệnh), các củ giang mai tồn tại dưới dạng hình cầu, thâm tím, kích thước bằng đầu ngón tay và có thể quan sát rất rõ. Không lành tính nên khi củ giang mai xuất hiện ở bộ phận nào sẽ làm hoại tử, tê liệt và để lại sẹo, nếu ở những vị trí quan trọng thì có thể đe dọa đến mạng sống của người bệnh.
-
Giang mai tim mạch: Các triệu chứng cụ thể nhất là phình mạch và rất nguy hiểm (15-30 năm).
-
Giang mai thần kinh: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gây suy nhược, đột quỵ, và ảo giác mạnh.
Tác hại của bệnh giang mai
Bệnh giang mai nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng sau:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào hệ thần kinh có thể gây viêm màng não, thoái hóa não, suy nhược hệ thần kinh, gây đột quỵ, trầm cảm…
- Gây tổn hại hệ thống mạch máu của người bệnh: Người bệnh có thể bị tắc nghẽn mạch máu não, u động mạch chủ, viêm động mạch chủ, suy nhược thần kinh...
- Gây tổn thương xương khớp và tim mạch;
- Gây tàn tật hoặc tử vong: Bệnh giang mai kéo dài có thể khiến người bệnh bị tàn tật suốt đời hoặc tử vong.
Cách điều trị bệnh giang mai
Với những tác hại của bệnh giang mai kể trên, các chuyên gia khuyến cáo mọi người khi phát hiện những triệu chứng của bệnh thì hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị nội khoa: Đối với những trường hợp mắc giang mai ở giai đoạn đầu thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng tiêm tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh; Người bệnh cần điều trị đúng thuốc và đủ liệu lượng theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn;
Điều trị bằng liệu pháp cân bằng miễn dịch: Phương pháp điều trị này kết hợp với gene sinh vật điều tiết khả năng miễn dịch của người bệnh, đồng thời tác động lên nhân tế bào miễn dịch kháng bệnh, từ đó tiêu diệt hoàn toàn xoắn khuẩn giang mai; Phương pháp cân bằng miễn dịch có nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn, tiêu diệt triệt để xoắn khuẩn giang mai, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh hiệu quả.
Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa
Để phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả, bạn cần thực hiện tốt những điều sau:
- Có đời sống tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ;
- Chú ý xử lý, băng bó các vết thương hở, không nên tiếp xúc với các vết thương hở của người khác;
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác;
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể;
- Không lạm dụng rượu hoặc ma túy: Chúng có thể làm cho bạn quên đi những lời hứa mà bản thân phải thực hiện về quan hệ tình dục an toàn;
- Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới (đồng tính nam / MSM) là có nhiều khả năng mắc bệnh giang mai nhất, chiếm 75% trường hợp mắc bệnh (thống kê năm 2013) nên cần đặc biệt lưu ý;
- Cảnh giác với những triệu trứng bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh: Nếu một người phụ nữ mang thai bị mắc bệnh giang mai thì cũng có thể truyền vi khuẩn gây bệnh sang thai nhi thông qua nhau thai. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh là: sốt liên tục, hắt hơi, viêm mũi dị ứng, phát ban lòng bàn tay và dưới bàn chân.
Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội rất nguy hiểm, mọi người cần lưu ý. Nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về bệnh lý này thì có thể gọi đến số 0365 115 116 – 0365 116 117 hoặc click vào mục “Bác sĩ chuyên khoa tư vấn” để được các chuyên gia tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.