• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái HàCơ sở y tế0365115116

Trong nhóm bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà…thì bệnh giang mai được coi là căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất. Giang mai là bệnh xã hội do vi khuẩn đặc trưng gây ra là “xoắn khuẩn giang mai” có tên là Treponema pallidum. Đường lây truyền của bệnh giang mai cũng giống như các bệnh xã hội khác chủ yếu là lây qua đường tình dục.

Xoắn khuẩn giang mai cũng mang những đặc điểm đặc trưng riêng. Nó có hình lò xo, gồm 6 – 14 vòng, đường kính ngang > 0,5µ, chiều dài dao động từ 6 - 15µ gồm 3 loại xoắn khuẩn di động sau:

-  Xoắn khuẩn di chuyển theo trục dọc kiểu xoáy đinh ốc.
-  Xoắn khuẩn di động kiểu lắc lư như quả lắc đồng hồ.
-  Xoắn khuẩn di động lượn sóng.

Đặc trưng của loại xoắn khuẩn này là sức sống yếu, sức sống của nó phụ thuộc vào môi trường sống của nó. Sống lâu nhất là ở môi trường ẩm ướt (sống khoảng 2 ngày), ở các môi trường khác xoắn khuẩn này bị tiêu diệt nhanh chóng: ở môi trường bình thường chỉ sống được vài giờ, môi trường khô xoắn khuẩn chết nhanh chóng, trong môi trường có chất tẩy rửa hay xà phòng thì chỉ tồn tại được vài phút. Chính do đặc trưng này nên tốc độ lây lan của bệnh giang mai hạn chế hơn rất nhiều so với các bệnh khác trong bệnh xã hội.

Do những đặc tính trên nên nguy cơ mắc bệnh giang mai do tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng, vật dụng, đồ sinh hoạt cá nhân là không có và bị loại bỏ. Con đường lây lan chủ yếu của bệnh này đó chính là qua con đường tình dục là chủ yếu. Khi giao hợp quá mạnh, sẽ làm tổn thương các bộ phận sinh dục, xoắn khuẩn giang mai sẽ theo các vết xước đó xâm nhập vào cơ thể người, có thể là các cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng… Một số con đường khác có thể lây lan đó là lây qua đường truyền máu, do chữa bệnh không sử dụng bảo hộ lao động hoặc lây từ mẹ sang con.

Xoắn khuẩn giang mai khi vào cơ thể người gây bệnh sẽ làm cho bệnh nhân phát triển theo 3 giai đoạn, đến giai đoạn cuối, người bệnh bị mắc bệnh tầm trên 8 năm thì khả năng lây bệnh sẽ giảm dần. Bệnh nhân chỉ có thể được chữa trị triệt để bệnh giang mai nếu mắc ở giai đoạn 1, đến giai đoạn sau thì mọi phương pháp chỉ kiềm chế sự gây tổn thương của xoắn khuẩn giang mai mà rất khó có thể chữa trị dứt điểm bệnh giang mai. Mỗi giai đoạn gây bệnh, giang mai sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau.

Giang mai được đánh giá là bệnh xã hội nguy hiểm nhất là do, xoắn khuẩn giang mai có khả năng xâm nhập và lan truyền khắp cơ thể. Nó có thể gây tổn thương ở da – niêm mạc và nhiều tổ chức cơ quan khác của cơ thể như cơ, xương khớp, tim mạch, và thần kinh gây viêm loét, phá hủy các cơ quan này… Nếu giang mai không được chữa trị kịp thời, bệnh chuyển sang giai đoạn 3 sẽ có khả năng đe dọa lên tính mạng của người bệnh.

Chính vì vậy việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh giang mai là yếu tố quan trọng để chữa trị bệnh. Nếu bạn đã có quan hệ không an toàn với bạn tình không tin tưởng thì bạn nên đến bác sĩ khám để biết được tình hình của mình. Việc phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Tóm lại, xoắn khuẩn giang mai có thể lây lan với tốc độ nhanh chóng từ người này sang người khác thông qua những con đường sau:

- Quan hệ tình dục không an toàn: Đây con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh giang mai nói riêng và các bệnh xã hội khác nói chung.

- Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Đối với những người có sức đề kháng kém, khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân có chứa mầm bệnh của người khác thì đều có thể khiến cho bạn bị mắc bệnh giang mai, đặc biệt là khi có tiếp xúc với các vết thương hở của người bệnh.

- Lây truyền qua đường máu: Nếu bạn sử dụng chung kim tiêm và truyền máu,… cho người bị bệnh thì rất có thể xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào cơ thể của bạn và gây ra bệnh.

- Lây nhiễm qua đường sinh nở: Khi chị em mang thai mà bị bệnh giang mai nhưng không được điều trị kịp thời hoặc không được điều trị đúng cách có thể khiến cho thai nhi bị nhiễm bệnh thông qua quá trình sinh nở.

Triệu chứng bệnh giang mai như thế nào? Lối sống tình dục ngày càng thoáng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các bệnh xã hội ngày càng phát triển, một trong số đó là bệnh giang mai. Giang mai là bệnh hoa liễu khá phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người do nó có thể tác động và gây thương tổn trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Đa số bệnh chỉ được phát hiện khi chuyển sang giai đoạn nặng, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Nắm bắt được các triệu chứng của bệnh giang mai là điều rất cần thiết với cả bệnh nhân và những người không bị bệnh. Bài viết dưới đây, các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ các triệu chứng của bệnh giang mai theo từng giai đoạn.

Biểu hiện của bệnh giang mai

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua đường máu, lây qua đường sinh sản (từ mẹ sang con), hoặc cũng có thể lây qua việc tiếp xúc gián tiếp với các đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh (quần áo, khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu, bồn tắm...).

Theo các chuyên gia, bệnh giang mai phát triển qua 3 giai đoạn chính và giai đoạn ủ bệnh với các triệu chứng, biểu hiện khác nhau.

Biểu hiện ở giai đoạn ủ bệnh

Là giai đoạn đầu tiên sau khi nhiễm xoắn khuẩn. Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 ngày – 6 tuần và được gọi là thời gian ủ bệnh. Trong quãng thời gian này, mặc dù bệnh nhân không hề có dấu hiệu gì bất thường. Nhưng người bệnh vẫn có khả năng truyền bệnh cho người khác bởi trong cơ thể đã có xoắn khuẩn giang mai.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1

Đây là giai đoạn bệnh giang mai bắt đầu có một số biểu hiện đặc trưng. Ở bộ phận sinh dục của nam và nữ (quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật - ở nam; âm hộ, cổ tử cung, bẹn, ngực) bắt đầu mọc các săng giang mai. Ngoài ra các săng giang mai cũng có thể xuất hiện ở miệng (nếu quan hệ tình dục bằng miệng), má, kẽ tay, kẽ chân... Săng giang mai là các nốt loét hình tròn hoặc bầu dục có bán kính 1 -2 cm, màu hồng đỏ, lõm ở giữa, viền cứng như sụn, không đau, không ngứa, có chảy nước (nước này chứa xoắn khuẩn giang mai). Giai đoạn này có thể kéo dài 2 – 8 tuần. Sau đó các săng giang mai sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh nhân khỏi bệnh. Đây là lúc bệnh lặn vào trong, xoắn khuẩn xâm nhập vào máu và dần chuyển sang giai đoạn thứ 3.

Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2

Sau giai đoạn 2 cơ thể người bệnh bắt đầu có một số triệu chứng như: phát ban khắp người, các nốt ban này có hình cánh hoa hồng, màu đỏ hồng hoặc thâm tím. Ngoài ra, bệnh nhân còn kèm theo một số triệu chứng như: mệt mỏi, không muốn ăn uống, sốt, nổi hạch ở bẹn, đau nhức các khớp xương. Nếu giang mai vẫn không được điều trị, bệnh sẽ tiếp tục phát triển sang giai đoạn tiếp theo với những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn 3

Giai đoạn này xuất hiện sau khoảng 2 – 15 năm trên những bệnh nhân mắc giang mai nhưng không được chữa trị. Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các gôm (củ) giang mai là những u sần sùi trên da, sau một thời gian xuất hiện sẽ bị vỡ, loét, chảy mủ nước, sau đó khô dần, đóng vảy, khi lành thường để lại sẹo. Gôm, củ giang mai thường xuất hiện ở những bộ phận quan trọng, nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm màng não, các bệnh tim mạch, đột quy, tâm thần..., thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Giang mai thuộc tốp những bệnh xã hội nguy hiểm nhất, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng con người. Đây là bệnh xã hội xuất hiện khá phổ biến trong đời sống, đặc biệt là đối với những người có đời sống tình dục không an toàn. Bệnh này do xoắn khuẩn giang mai gây nên. Khi mắc phải bệnh này nếu điều trị không đúng cách và không đúng phương pháp sẽ khiến xoắn khuẩn giang mai bị kháng thuốc, dẫn đến bệnh phát triển nặng nề, gây ra nhiều tác hại đối với con người.

Giang mai gây ra những tác hại nguy hiểm nào cho người bệnh?

Hiện nay bệnh giang mai không còn xa lạ với mọi người nữa nhưng tác hại của nó đối với con người như thế nào thì không phải ai cũng biết được. Hôm nay các bác sĩ của Phòng khám nam khoa Thái Hà sẽ tư vấn cho bạn một số tác hại của bệnh giang mai như sau:

- Thay đổi kết cấu xoắn khuẩn giang mai gây kháng thuốc: nếu điều trị giang mai bằng phương pháp không đảm bảo, sử dụng các loại thuốc không có hiệu quả thì lâu dần các vi khuẩn sẽ  có hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, trở nên khó chữa trị hơn.

- Giang mai có thể gây ra tàn tật hoặc tử vong: xoắn khuẩn giang mai là loại vi khuẩn duy nhất trong nhóm bệnh xã hội có khả năng xâm nhập, gây bệnh và phá hủy vào hầu hết các cơ quan, bộ phận của con người. Khi xâm nhập vào nó làm tổn thương các cơ quan, tế bào gây ra tàn tật ở con người. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong nếu xâm nhập vào các cơ quan quan trọng của cơ thể.

- Tác động đến hệ thần kinh trung ương: người bệnh có thể gặp những hiện tượng như suy giảm chức năng thần kinh thị giác, ảo giác, động kinh, bại liệt…

- Gây nguy hại đến hệ thống mạch máu: đó là các hiện tượng như viêm động mạch chủ, tắc nghẽn động mạch chủ…

- Phá hoại xương khớp: như đã nói xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và làm suy giảm các chức năng và cơ quan trong cơ thể, phá hoại hệ xương khớp đẫn đến tàn tật.

Khi bị giang mai, không khó để nhận ra bởi biểu hiện của nó ra ngoài là rất rõ ràng và đặc trưng. Biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của những nốt tròn, hình trụ mọc đối xứng nhau, những nốt này có thể mọc rộng khắp cơ thể người. Ban đầu có thể tự mọc một thời gian nó biến mất, khi bệnh chuyển giai đoạn nặng những nốt này bắt đầu viêm loét, lúc này xoắn khuẩn giang mai bắt đầu đã tấn công vào các cơ quan, bộ phận của con người.

Nói chung khi có dấu hiệu của bệnh giang mai, tốt nhất các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế và phòng khám để được điều trị kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc. Bệnh giang mai để lại những tác hại vô cùng lớn đối với sức khỏe và tính mạng. chính vì vậy bạn không nên coi thường và xem nhẹ bệnh này.

Các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, có nhiều phương pháp điều trị bệnh giang mai nhưng phổ biến nhất là dùng thuốc kháng sinh để ức chế xoắn khuẩn giang mai phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị về việc uống loại thuốc nào, liều lượng ra sao.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm, quá trình điều trị bệnh giang mai được thực hiện qua 4 bước sau:

- Xét nghiệm: Các bác sĩ sẽ dùng các thiết bị y tế hiện đại để xét nghiệm nên tình trạng của bệnh sẽ được chuẩn đoán một cách chính xác nhất, từ đó căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể của từng trường hợp bệnh nhân để có cách chữa trị tốt nhất.

- Khống chế xoắn khuẩn: Bác sĩ điều trị sẽ khống chế xoắn khuẩn giang mai bằng cách phá hủy cấu trúc gene, khiến cho vi khuẩn không thể tái sinh, đồng thời ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

- Diệt khuẩn: Đây là giai đoạn dùng thuốc tác động trực tiếp lên vùng bị nhiễm bệnh.

- Miễn dịch: Đây là phương pháp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, tái tạo lại những tế bào bị tổn thương, hồi phục tế bào tốt và tiêu diệt tận gốc xoắn khuẩn gây bệnh.

Giang mai là một căn bệnh phức tạp nên thời gian chữa trị bệnh kéo dài nên đòi hỏi người bệnh cần phải kiên nhẫn. Điều quan trọng là người bệnh phải phát hiện bệnh giang mai càng sớm càng tốt, có như vậy mới rút ngắn được thời gian điều trị cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Thái Hà về “Cách điều trị bệnh giang mai”. Nếu bạn còn có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về bệnh giang mai, hãy gọi đến hottline 0365.115.116 hoặc 0365.116.117 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám